samedi 16 novembre 2013

100 ANS DE S. M. l’IMPERATRICE Nam Phương (1913-2013)


Le 10 novembre a eu lieu une célébration pour l'anniversaire des 100 ans de SM l'Impératrice Nam Phuong.

L'événement s'est déroulé avec :
- Une célébration eucharistique à la chapelle des Missions Etrangères de Paris.
- un exposé sur la vie de l'Impératrice.
- Un goûter amical à l'Abbaye-aux-Bois.

Voir les photos ici et

2 commentaires:

Evelyne a dit…

CÁC NỮ TU DÒNG ĐỨC BÀ (COUVENT DES OISEAUX) VÀ CỰU HỌC SINH KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH (1913-2013) VÀ 50 NĂM NGẢY GIỖ (1963-2003) NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU.
Đại gia đình dòng Đức Bà tại Pháp gồm các nữ tu và cựu học sinh các trường Notre-Dame du Lang-Bian (Đà Lạt), Notre-Dame du Rosaire (Hà Nội) và Regina Mundi (Saigon) đã cữ hành trọng thể lễ kỷ niệm sinh nhật 100 năm (14-11-1913) và 50 năm ngày giỗ (15-9-1963) của Nam Phương Hoàng Hậu tâi nguyện đường Hiển Linh Hội Thừa sai Paris (MEP), 128 rue du Bac, quận 7 Paris. Bà đã có công đề xướng việc thành lập và mở các trường thuộc dòng Đức Bà (Congrégation Notre-Dame) tại Việt Nam vào năm 1935 và hiến dâng lên Thánh tâm Chúa Giêsu cuộc đời của một hoàng hậu và người phụ nữ Công Giáo Việt Nam trong sứ mạng tông đồ của Chúa.

Năm 1935, đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô XI, các nữ tu dòng Đức Bà mang Tin mừng đến Việt Nam, đáp ứng sự mong ước của Nam Phương Hoàng Hậu. Năm 1927, cô Mariette Nguyễn Hữu Hào, 11 tuổi, và chị là bà bá tước Didelot là nữ sinh trường các nữ tu dòng Đức Bà tại Paris (Cours des Champs-Élysées, rue de Ponthieu) trong suốt 5 năm. Sau này trở nên hoàng hậu, bà đã giúp các vị nữ tu dòng Đức Bà mở trường Công Giáo đầu tiên ở Việt Nam cho các nữ sinh trên đồi Lâm Viên Đà Lạt, được đặt tên là Notre-Dame de Lang-Bian (1935). Hai năm sau, nhà dòng mở thêm trường Notre-Dame du Rosaire tại Hà Nội (1937) và trường Regina Mundi tại Saigon (1950). Các trường này đã đào tạo bao thế hệ nữ sinh trở thành các nhà trí thức chuyên môn của xã hội Việt Nam.
Buổi lễ gồm hai phần văn hóa và tôn giáo. Phần văn hóa do bà Sabine, cựu học sinh và là cháu ruột Nam Phương Hoàng Hậu, thuyết trình về sự nghiệp bà hoàng hậu Công Giáo nước Việt, dòng dõi thánh tử đạo Mát thêu Lê Văn Gẫm, bị xử trảm vào năm 1847. Sau 5 năm du học tại Pháp và nội trú trong trường các nữ tu dòng Đức Bà tại Paris, bà trở về nước kết hôn với hoàng đế Bảo Đại ngày 23/3/1934, sau đó nhà vua phong cho bà tước hiệu Nam Phương Hoàng Hậu tại điện Cần Chánh. Bà thường xuất cung thăm các nữ sinh trường Đồng Khánh. Phu nhân luật sư Lê Trọng Quát là bà Trần Thị Minh Châu, nữ sinh Đồng Khánh, từng được hoàng hậu đến thăm trường. Hoàng hậu sinh năm người con: thái tử Bảo Long (sinh ngày 4-1-1936 tại điện Kiến Trung, mất ngày 28/7/2007), công chúa Phương Mai (sinh ngày 1/8/1937), công chúa Phương Liên (3/11/1938), công chúa Phương Dung (25/2/1942), hoàng tử Bảo Thắng (sinh ngày 30/9/1943). Trong bài thuyết trình, bà Sabine nói về Nam Phương Hoàng Hậu như sau: ‘‘Lúc nhỏ, Mariette rất sùng đạo, thông minh, học giỏi và tế nhị.’’

Vào lúc 16 giờ cùng ngày, Thánh lễ tưởng niệm đã được cử hành trọng thể tại Nguyện đường Hiển linh. Linh mục Xavier Demolliens, Trợ lý Bề trên các Cha Thừa sai Paris (MEP), linh mục Jean Maïs, cựu giáo sư Đại Học Đà Lạt, chủ bút Églises d’Asie và linh mục Trần Ngọc Anh đã cử hành thánh lễ.

Trong phần nhập lễ, nữ tu Christiane Kientz, bề trên giám tỉnh dòng Đức Bà tại Pháp, đã ngỏ lời cám ơn các cha Thừa sai Paris đã đóng góp tích cực vào việc rao giảng Phúc âm tại Á Châu và cho phép cử hành thánh lễ ngày hôm nay. Trong nguyện đường lịch sử này, ‘‘nơi đây vẫn còn những kỷ niệm của bao vị thừa sai với lòng quả cảm và nhiệt thành đã giúp cho bao người biết và yêu mến Chúa Giêsu Kitô.’’

Evelyne a dit…

Suite du compte rendu

Sau khi cám ơn cử tọa tham dự thánh lễ, chị nhấn mạnh Nam Phương Hoàng Hậu đã ý thức sứ mạng của ngôi vị này. Chị đã nhắc lại câu ‘‘uống nước nhớ nguồn’’ của văn hóa Việt Nam và coi đó như phương châm của lễ tưởng niệm. Hoàng hậu mong muốn công trình giáo dục theo tinh thần của hai vị sáng lập dòng là thánh Pierre Fourier và chân phước Alix Le Clerc mà bà nhận được sẽ được truyền bá đến các thiếu nữ Việt Nam. Chị nói: ‘‘Các nữ tu dòng Đức Bà vẫn tiếp tục sứ mạng giáo dục và loan truyền Tin mừng Chúa Giêsu Kitô cho thế hệ trẻ, không phân biệt giầu nghèo.’’ Sau đó, chỉ tuyên đọc toàn văn lời nguyện kính dâng lên Thánh tâm Chúa Giêsu do chính Nam Phương Hoàng Hậu đã biên soạn và đọc trong lễ Đăng quang. Bà muốn dâng lên lên Trái tim Chúa cuộc đời của một hoàng hậu và người phụ nữ Công Giáo Việt Nam trong sứ mạng tông đồ.
Trước di ảnh hoàng hậu, nữ tu Christiane Kientz, bề trên giám tỉnh dòng Đức Bà tại Pháp, nữ tu Odile Guyot-Fionneft thay mặt Bề trên Tổng quyền Dòng Đức Bà là nữ tu Marie-Alexia Nguyễn Thị Hồng Quỳ, bà Sabine Didelot; chị Trương Bạch Bích, chủ tịch hội Ái hữu cựu nữ sinh Couvent des Oiseaux Việt Nam, chị Hoàng Thị Anh Trâm và chị Nguyễn Anh Thư trong ban tổ chức, đại diện các cựu nữ sinh trường Đức Bà tại Đà Lạt, Hà Nội và Saigon, cùng cử hành nghi thức niệm hương theo truyền thống Việt Nam.
Trong bài giảng, linh mục Xavier Demilliens tán dương công đức của Nam Phương Hoàng Hậu như sau: ‘‘Qua lời kinh dâng nước Việt lên Trái tim Chúa Giêsu, Nam Phương Hoàng Hậu đã nói lên lòng biết ơn Thiên Chúa đã ban ân sủng đức tin. Bà đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh người Kitô hữu. Sau 50 năm ngày từ trần, bà nhận được sự kính trọng và yêu mến.’’
Ba người con của hoàng hậu là hoàng tử Bảo Thắng và hai công chúa Phương Mai và Phương Dung cùng một số thân hào nhân sĩ đã tham dự thánh lễ, trong số có giáo sư Vũ Quốc Thúc là cựu bộ trưởng và khoa trưởng Đại học Luật khoa Saigon.
Trong phần dâng lễ, cộng đoàn cùng hát với ca đoàn bài ‘‘Hãy làm cho Ngài lớn lên’’. Bài hát này được vang lên trong nguyện đường, là ngọn đuốc sáng rực soi đường cho sứ mệnh giáo dục và truyền giáo của dòng Đức Bà. Ca đoàn do nữ tu Marie Liesse điều khiển, và gồm gia đình anh chị Nguyễn Kim Tuấn, các chị Hồng Thư, Anh Thư, Hoàng Thị Anh Trâm v.v.:
Hãy làm cho Ngài lớn lên, trong tim ta trong tim mọi người
Hãy làm cho Ngài lớn lên, khắp nơi nơi ca dao danh Ngài
Hãy làm cho Ngài lớn lên, trên quê hương và trên thế giới
Hãy làm cho Ngày lớn lên, ta hãy làm cho Ngài lớn lên.
Sau Thánh lễ là phần tiếp tân của các cựu nữ sinh tổ chức tại nhà dòng mẹ, 11 rue de la Chaise, quận 7 Paris, do toàn thể các cựu nữ sinh tự nguyện đóng góp, đặc biệt là các chị Bạch Bích, ba chị Anh Thư, Hợp Thư, Hồng Thư, chị Evelyne. Buổi tiếp tân diễn ra trong bầu không khí thân mật của đại gia đình dòng Đức Bà.

Paris, ngày 14/11/2013
Le Dinh Thong